tiết 56,57: Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

Lượt xem:

Đọc bài viết

Tiết theo PPCT: 56-57                   Văn bản 1

THÁNG GIÊNG, MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT

(Vũ Bằng)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

– Khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên , cảm xúc của lòng người hòa cùng nỗi nhớ quê hương

HSKTTT: Nhận biết được khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

  1. Năng lực đặc thù:

– Nhận biết được chất trữ tình, cái tối tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn và hiểu được chủ đề, thông điệp của văn bản.

  1. Phẩm chất:

– Yêu quê hương: biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT

– PHT số 1,2

– Tranh ảnh

– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức trò “Tam sao thất bản”, để học sinh tìm ra những chuyện cổ có trong bài thơ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN                             SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Gv quan sát bức tranh vẽ về mùa xuân của học sinh và hỏi: Em thích nhất điều gì ở mùa xuân? Em thể hiện điều đó như thế nào trong bức tranh của mình?

HSKTTT: Em thích nhất điều gì ở mùa xuân?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày câu trả lời

– Gv tổ chức trò chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới: Mùa xuân trong trái tim của mỗi người hiện lên với những đường nét khác nhau. Có bạn say đắm với màu hồng của hoa đào, màu vàng của hoa mai. Có bạn lại thích thú với những chồi non lộc biếc…Nhà văn Vũ Bằng lại có cách yêu mùa xuân của riêng ông. Tình yêu ấy được ông gửi gắm qua tùy bút…

Gợi ý:
  1. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

  1. Mục tiêu: Biết cách đọc, giới thiệu về văn bản

HSKTTT: Biết đọc, nhớ tên tác giả

  1. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN  SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Hướng dẫn cách đọc

+ GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

+ GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi trong khi đọc

1. Kết nối: Có phải “ai cũng chuộng mùa xuân” không?

2. Hình dung: Những loài cây sắp trổ lá, đơm hoa vào mùa xuân.

3. Hình dung: Không gian đặc trưng của mùa xuân ở miền Bắc.

4. Theo dõi: Chú ý những cảm giác của tác giả trong mùa xuân

5. Hình dung: Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp thời điểm sau rằm tháng Giêng

6. Hình dung: Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng

+ Báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm

Lồng ghép tri thức ngữ văn :Tùy bút là gì ?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Đọc

2. Tìm hiểu chung

a. Tác giả 

+ Vũ Bằng :03/06/1913-07/04/1984

b. Tác phẩm

– Xuất xứ: Trích Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972),

– Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa

+ Phần 2 (tiếp theo đến “mở hội liên hoan”): Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.

+ Phần 3 (còn lại): Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng

– Thể loại: tùy bút

– Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu:

– Khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên , cảm xúc của lòng người hòa cùng nỗi nhớ quê hương

– Nhận biết được chất trữ tình, cái tối tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn và hiểu được chủ đề, thông điệp của văn bản.

– Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền.

HSKTTT: Nhận biết khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên , cảm xúc của lòng người hòa cùng nỗi nhớ quê hương

  1. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chất trữ tình

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Lồng ghép tri thức ngữ văn Tùy bút là gì ?

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

 + Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình

+ Qua việc hồi tưởng của tác giả về những điều có thực trong không gian Hà Nội vào mùa xuân mà ông đã từng trải nghiệm, em cảm nhận điều gì về tâm hồn tác giả?

(Gv phát PHT số 1, Hs thảo luận nhóm đôi để Hs trả lời câu hỏi)

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, gợi mở (thế nào là thần thoại suy nguyên)

– HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tổ chức để hs báo cáo sản phẩm

– HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Khám phá văn bản

1. Cảm nhận về không gian của tác giả

 

PHT số 1

Những chi tiết miêu tả không gian Hà Nội vào mùa xuân khoảng đầu tháng Giêng Những chi tiết miêu tả không gian Hà Nội vào mùa xuân sau rằm tháng Giêng: Chi tiết miêu tả không gian gia đình
   

 

 

 
Nhận xét về tâm hồn tác giả:

 

Gợi ý PHT số 1

Những chi tiết miêu tả không gian Hà Nội vào mùa xuân khoảng đầu tháng Giêng Những chi tiết miêu tả không gian Hà Nội vào mùa xuân sau rằm tháng Giêng: Chi tiết miêu tả không gian gia đình
mưa riêu riêu; gió lành lạnh; tiếng nhan kêu trong đêm xanh; tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa; câu hát huê tình, đất trời mang mang; đường sá không còn lầy lội nữa; cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa;…

 

hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác; mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ; bầu trời đã có những vệt xanh tươi; đã có hoa thiên lí

vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa; nền trời trong có những làn sáng hồng;… Đặc biệt, khung cảnh đêm trăng tháng giêng trong rét ngọt đầu năm được miêu tả giàu sức gợi: đêm

xanh biêng biếc, có mưa dây, nhìn rõ từng cánh sếu aby, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc…

Nhang trầm, đèn nến, bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên. Không gian ấy

chuyển dịch về với sinh hoạt đời thường êm đềm sau Tết: bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh…

 

NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ tùy bút

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Gv phát PHT số 2, Hs thảo luận nhóm 4-6 em để tìm hiểu về cảm xúc trước mùa xuân của đất nước

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, gợi mở

– HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

– HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

2. Sức sống của thiên nhiên và con người

 

.PHT số 2

Sức sống thiên nhiên Sức sống con người Nhận xét
Chi tiết diễn tả Nhận xét Chi tiết diễn tả Nhận xét về cách diễn tả cảm giác của tác giả Ngôn ngữ tùy bút
   

Gợi ý PHT số 2

Sức sống thiên nhiên
Chi tiết diễn tả Nhận xét
rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn; đồi núi chuyển mình, sông hồ

 

rung động; sông xanh, núi tím; máu cũng căng lên trong lộc của loài nai; mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ;…

 

Thiên nhiên căng tràn sức sống
Sức sống của Con người:

-“chuộng mùa xuân”

-“càng trìu mến”

-“lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống”

-“người ta muốn phát điên lên”

-“ngồi yên không chịu được, nằm im mãi không chịu được”

-“trẻ hơn ra”

-“thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”

 

Con người cũng tràn đầy sự tươi mới, tràn đầy sức sống

 

NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Chủ đề tùy bút

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào?. Gợi ý:

+ Em hãy chỉ ra “lí lẽ”và “bằng chứng”để làm sáng tỏ cho chủ đề

+ Ngoài “lí lẽ”và “bằng chứng”, tác giả còn chứng minh lời khẳng định trên bằng điều gì?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, gợi mở

– HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

– HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

3. Cách triển khai tùy bút

– Chủ để của văn bản được nêu từ câu mở đầu: “ai cũng chuộng mùa xuân”

– Lí lẽ và dẫn chứng:

+ Lí lẽ: Ai bảo đươc non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được hai người mê luyến mùa xuân.

+ Dẫn chứng là những “phỏng đoán” đầy tính chủ quan dưới dạng câu hỏi đồng thời là câu trả lời cho các nhân vật tưởng tượng: em gái, chàng trai, thiếu phụ

=> Tác giả lấy chính những trải nghiệm của mình về mùa xuân – “mùa xuân của tôi” để chứng minh lời khẳng định trên. Những cảm nhận về mùa xuân được soi chiếu qua tình yêu sâu nặng với quê nhà. Ai cũng chuộng mùa xuân, nhất là mùa xuân lại gắn với những kỉ niệm, hồi ức gần gũi, chan chứa yêu thương

 

NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Cái tôi của người viết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Gv sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

 

Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, gợi mở

– HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

– HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

4. Cái tôi của người viết

– Cách viết mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu

+ Tác phẩm được viết trong thời gian Vũ Bằng sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc. Cách viết đã thể hiện tình cảm thương nhớ quê hương, gia đình của tác giả- một người con xa quê

+ Cách Vũ Bằng viết “mùa xuân của tôi” cho thấy những kỉ niệm của ông với quê nhà;

+ Cách viết “mùa xuân thần thánh của tôi” cho thấy mùa xuân quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng với riêng người viết;

+ Cách viết “mùa xuân của Hà Nội thân yêu” cho thấy sự gắn bó sâu nặng của tác giả với quê nhà.

 

NV5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Lời văn của tùy bút

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình. Theo em, đặc điểm đó của lời văn có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, gợi mở

– HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

– HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

5. Lời văn của tùy bút

– Một số câu văn giống như lời trò chuyện tâm tình

+ Ơi ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ!.

+ “Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy”

+ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thân mến

– Tác dụng: Tạo ra sự uyển chuyển, mềm mại cho lời kể. Giúp cho người đọc như được chứng kiến, trải nghiệm, đồng cảm, đồng điệu, hòa vào với mạch cảm xúc (nỗi nhớ quê hương) của người viết…

=> Lời văn của tùy bút có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ và chất trần thuật, tạo cảm giác mềm mại trong cách kể chuyện, như lời thủ thỉ, tâm tình, dễ khơi gợi cảm xúc đối với người đọc.

Hoạt động 3: Tổng kết

a.Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh

HSKTTT: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

  1. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
                         TỔ CHỨC THỰC HIỆN      SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Theo em, nội dung của văn bản là gì?

+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, hướng dẫn

– HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm

– HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết

1. Nội dung

– Khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên , cảm xúc của lòng người hòa cùng nỗi nhớ quê hương

2. Nghệ thuật

– Lối viết trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở…

– Ngôn từ tinh tế, đầy cảm hứng

Cách tổng kết 2

PHT số …

Những điều em nhận biết và làm được Những điều em còn băn khoăn
   

 

 

 

..

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi …” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi …”

HSKTTT: Làm câu 1,2,3,4

1. Văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non và rét ngọt được viết theo thể loại nào?

A. Tản văn.                      B. Tùy bút.           C. Hồi kí.               D. Du ký.

2. Văn bản nào sau đây là tùy bút?

A. Đi lấy mật.

B. Bầy chim chìa vôi.

C. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.

D. Tháng Giêng, mơ về trăng non và nét ngọt.

3. Văn bản  “Tháng giêng, mơ về trăng non và rét ngọt” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự.                  B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.               D. Nghị luận.

4. Văn bản “Tháng giêng, mơ về trăng non và rét ngọt” được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Tác giả đang tham gia vào lễ hội mùa xuân.

B. Tác giả sống và làm việc ở nước ngoài và nhớ về mùa xuân đất Việt.

C. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và nhớ về mùa xuân ở miền Bắc.

D. Tác giả được nghe người khác kể về mùa xuân miền Bắc và mơ ước được một lần đón gió Tết trong cảnh trăng non và rét ngọt.

5. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội Trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non và rét ngọt?

A. Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá.

B. Tôi thích sông xanh, núi tím, tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

C. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một miềm vui sáng sửa.

D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

6. Trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non và rét ngọt những dấu hiệu điển hình nào tạo ra cảnh sắc xuân miền Bắc

A. Mưa riêu riêu, gió rì rào, đêm xanh.

B. Mưa nhẹ nhẹ, sương rơi, đêm xanh.

C. Mưa rả rích, gió lồng lộng, đêm xanh.

D. Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đêm xanh.

7. Trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non và rét ngọt những dấu hiệu điển nào tạo ra không khi mùa xuân miền Bắc?

A. Tiếng nhận kêu trong đêm xuân, tiếng trống chèo, câu hát huê tình.

B. Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát ân tình.

C. Tiếng nhạn kêu trong đêm khuya, tiếng trống chèo, câu hát huê tình.

D. Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình…

8. Trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non và rét ngọt, tác giả gọi mùa xuân đất Bắc – Hà Nội là mùa xuân thần thánh của tôi – điều này có ý nghĩa gì?

A. Tác giả rất yêu mùa xuân đất Bắc.

B. Tác giả thấy được sức mạnh tinh thần của mùa xuân đất Bắc.

C. Tác giả nhỏ về mùa xuân đất Bắc với tình yêu mãnh liệt.

D. Tác giả cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng kỳ diệu của mùa xuân đất Bắc.

9. Trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non và rét ngọt có điều gì thay đổi trong sinh hoạt của mọi người sau ngày rằm tháng giêng?

A. Đi làm việc ngoài đồng

B. Trẩy hội du xuân, thăm quan du lịch

C. Mọi người cùng lên chùa cầu mong những điều may mắn.

D. Khi thịt mỡ dưa hành đã hết, mọi người bắt đầu trở về với những bữa cơm giản dị thường ngày.

10. Câu: Nhựa sống ở trong người cũng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên trong đứng cạnh đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh, nhân hóa.                                  B. So sánh, điệp ngữ.

C. So sánh, nói giảm nói tránh.                       D. So sánh, nhân hóa.

11. Câu: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trồng dừng thương giá, ai cấm được trai thương gái, ai cầm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân đã sử dụng phép tu từ gi?

A. So sánh.            B. Điệp ngữ.

C. Hoán dụ.           D. Nói giảm nói tránh.

12. Nhụy vẫn còn phong trong câu: Đào hơi phải những nhụy vẫn còn phong có nghĩa là gì?

A. Hoa đảo văn tươi.

B. Hoa đào vẫn còn nhụy.

C. Hoa đào khoe sắc đón chào gió xuân.

D. Nhụy hoa vẫn còn chụm lại, chưa tách nở ra.

13. Mưa riêu riêu là mưa như thế nào?

A. Mưa to, gió lành lạnh.

B. Mưa kéo dài ngày này sang ngày khác.

C. Mưa phùn, hạt nhỏ, đều, kéo dài.

D. Lúc mưa, lúc không mưa, gió rất lạnh.

14. Nồm trong câu: Thường thường, vào khoảng đỏ trời đã hết nồm… chỉ hiện tượng gì?

A. Thời tiết ẩm và ẩm ướt ở miền Bắc vào khoảng giữa mùa xuân.

B. Thời tiết ấm và ẩm ướt ở miền Bắc vào quãng cuối xuân đầu hạ.

C. Thời tiết ấm và ẩm ướt ở miền Bắc vào quãng cuối đông đầu xuân.

D. Thời tiết ấm và ẩm ướt ở miền Bắc từ mồng Một Tết cho đến rằm tháng Giêng .

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

– HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv tổ chức hoạt động

– Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Gợi ý:

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà)
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân.

HSKTTT: Viết 2-3 câu nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân.

 – HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

– HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm

– Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

       Gợi ý:

Xuân đến mang theo nhựa sống cho quê hương tôi. Bầu trời trong xanh, không một gợn mây đen cùng với không khí trong lành, mát mẻ đã tác động vào da thịt khiến tôi cảm nhận được thời tiết dịu nhẹ khi xuân sang. Những bông hoa nhỏ sau một thời gian ngủ đông đã vươn mình dậy đón những tia nắng của bình minh, những cành cây khẳng khiu, trơ trọi giờ đã trồi lên những lộc xanh mướt. Mùi hương man mác của ngọn cỏ hòa cùng cơn gió se lạnh bay khắp không gian. Những cánh bướm, chú ong đều đang tung bay, dang rộng đôi cánh bay lượn trên bầu trời. Thiên nhiên đất trời khi xuân đến thật đẹp làm sao!

 

IV.RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………