TIẾT 120-121: LỄ RỬA LÀNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

TIẾT 120-121: LỄ RỬA LÀNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ

– Phạm Thùy Dung-

  1. Mục tiêu
  2. Kiến thức

– HS nhận biết được đặc điểm của VB giới thiệu về một lễ tục với nhiều hoạt động cụ thể được thực hiện theo những quy định chặt chẽ.

– HS nhận biết được tác dụng biểu đạt cảu một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong VB in.

– HS nêu được những thu hoạch bổ ích về lối sống tôn trọng tự nhiên, hòa điệu với tự nhiên.

HSKTTT: nhận biết được đặc điểm của VB giới thiệu về một lễ tục với nhiều hoạt động cụ thể được thực hiện theo những quy định chặt chẽ.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

  1. Năng lực riêng:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô.

– Năng lực đọc hiểu, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô.  

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

HSKTTT: đọc được và biết một số thông tin về Lễ hội rửa làng của người Lô Lô.

  1. Phẩm chất:

– Yêu nước, yêu thiên nhiên: HS biết lựa chọn và trân trọng cách sống hài hòa với tự nhiên.

  1. Thiết bị dạy học và học liệu
  2. Chuẩn bị của GV

– KHBD

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

– Các phương tiện kỹ thuật

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

GV áp dụng kỹ thuật KWL giúp học sinh tìm hiểu về Lễ rửa làng của người Lô Lô.

– GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta nên nhớ tên một số vị thần người Việt xưa thờ cúng, điều đó biểu thị sự tôn trọng, thậm chí kinh sợ đối với các lực lượng tự nhiên như thần Đất, thần Rừng, thần Sông, thần Biển, thần Cây,… Ngoài ra, chúng ta nên nhớ rằng một số lễ tục vẫn còn được duy trì đến ngày hôm nay, điều đó lại một lần nữa cho thấy cách ứng xử đầy nhân văn của tổ tiên xưa đối với những ân huệ mà tự nhiên ban tặng cho con người như lễ cúng cơm mới, lễ cầu mưa, lễ cầu ngư,… Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một lễ tục vô cùng độc đáo trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô.

 

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

  1. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

HSKTTT: Biết tên tác giả và tác phẩm

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN           SẢN PHẨM
Thao tác 1: đọc- chú thích

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp

– Gv giải thích một số từ khó cho học sinh.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS theo dõi sgk

– GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

– GV nhận xét, đánh giá

 

Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

I. Đọc- Tìm hiểu chung

1. Đọc- chú thích

2. Tìm hiểu chung

a. Tác giả: Phạm Thùy Dung

– Là một cây bút có bài viết xuất hiện đều đặn trên tạp chí Di sản (Heritage) của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).

– Các bài viết của chị đã đưa đến cho người đọc nhiều thông tin thú vị về cuộc sống muôn màu trên mọi miền Tổ quốc.

 b. Tác phẩm

Xuất xứ: Trích trong tạp chí “Di sản”, tháng 12/2019

Thể loại: Văn bản thông tin

PTBĐ: Thuyết minh

Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến “độc đáo, thú vị”: Giới thiệu về dân tộc và lễ rửa làng của người Lô Lô.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “làm mất thiêng”: Nét đặc sắc trong lễ rửa làng của người Lô Lô.

+ Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của phong tục

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu:

– Phân tích được nội dung Giới thiệu về dân tộc và lễ rửa làng của người Lô Lô

– Phân tích được nội dung Nét đặc sắc trong lễ rửa làng của người Lô Lô

– Phân tích được nội dung Ý nghĩa của phong tục

HSKTTT: Biết được một số nét về dân tộc Lô Lô và nội dung đặc sắc của lễ hội.

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN                       SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi gợi dẫn:

– Dân tộc Lô Lô hiện lên như thế nào?

– Nhận xét về cách giới thiệu lễ rửa làng Lô Lô của tác giả.

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

II. Khám phá văn bản

1. Giới thiệu về dân tộc và lễ rửa làng của người Lô Lô

a. Giới thiệu về dân tộc Lô Lô

– Là một trong những dân tộc thiểu số có số dân ít nhất Việt Nam

– Cư trú ở tỉnh Hà Giang và Cao Bằng

– Có lối sống tập trung và mang tính cộng đồng rõ nét và có nhiều lễ hội tiêu biểu

– Là dân tộc chăm chỉ, cần cù, vất vả

à Câu văn ngắn gọn, súc tích, nêu được đặc điểm cơ bản về dân tộc Lô Lô

b. Giới thiệu về lễ hội rửa làng của người Lô Lô

Bên cạnh những ngày lễ tiêu biểu như lễ nhảy cây, lễ cầu mưa, lễ cầu thần đá, thì người Lô Lô còn có lễ Hội rửa làng rất độc đáo, thú vị

à NT: Cách dẫn trực tiếp, rất cụ thể, dễ hiểu, tự nhiên, giúp người đọc nắm được thông tin chính của văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV sử dụng kỹ thuật THINK- PAIR- SHARE

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HS chia nhóm hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức.

2. Nét đặc sắc trong lễ rửa làng của người Lô Lô

Thời gian: 3 năm một lần, ngày đẹp trời trong tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch

Thời điểm: khi đã xong xuôi mùa vụ

Không gian: núi đồi thênh thang

a. Quá trình chuẩn bị:

– Mọi người ngồi cùng nhau chọn ngày tổ chức

– Lễ xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng:

+ Lễ vật: thẻ hương, giấy trúc, thẻ nến, con gà trống

+ Tối hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà và khấn xin tổ tiên cho tổ chức buổi lễ à nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài à linh nghiệm

b. Quá trình diễn ra

* Hoạt động phải thực hiện theo luật lệ

– Đoàn người thực hiện lễ: một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ, một số nam giới trong làng đi theo hỗ trợ.

– Người tham dự lễ: các gia đình trong làng bản

– Đồ lễ: 2 con dê, 1 con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, vải đỏ, sừng trâu, cây tre to….

– Quá trình hành lễ: đoàn người thực hiện lễ cúng sẽ đi quanh làng, sẽ có 2 người dắt 2 con dê, những người còn lại người vác tre giả hình ngựa, người quấy ngô, người xách gà trống trắng… theo sau thầy cúng đi vào từng nhà dân.

* Hoạt động nằm ngoài luật lệ

– Các cô gái trong bản nhân dịp lễ rửa làng sẽ mặc những bộ váy áo đẹp, được thêu thùa cầu kì, trên đầu đội những chiếc khăn điệu đà làm dáng, nói cười vui vẻ

– Các chàng trai phấn khởi, lớn giọng chúc tụng nhau chén rượu thơm

– Mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu

c. Kết thúc buổi lễ

– Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ:

+ Sau lễ cúng, 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng

+ Nếu chẳng may có người lạ bước vào làng, người đó sẽ phải sửa soạn lễ vật cúng lại.

– NT: những câu văn ngắn gọn miêu tả chân thực, cụ thể, rõ nét những hoạt động của buổi lễ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV đặt câu hỏi: Nêu ý nghĩa của lễ rửa làng của người Lô Lô?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HS trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức.

 

3. Ý nghĩa của phong tục

– Dân làng cảm thấy tin tưởng vào tương lai phía trước

– Mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng

– Đây là tín ngưỡng dân gian,nét đẹp truyền thống làm giàu bản sắc dân tộc Việt Nam

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Lời văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh

– Câu văn ngắn gọn, đơn giản, nhưng giàu sức gợi nên cuốn hút người đọc

 2. Nội dung

Văn bản đã cung cấp cho người đọc thông tin đầy đủ, rõ ràng về phong tục rửa làng của người Lô Lô để thấy được nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.

 

 

Hoạt động 3: Luyện tập

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

GV tổ chức trò chơi “RUNG CHUÔNG VÀNG”.

HSKTTT: Trả lời câu 1,2,3

  1. “Lễ rửa làng” còn có tên gọi khác là gì?

Lễ mừng ngô mới

  1. Thời điểm diễn ra lễ rửa làng.

Vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch

  1. Một ngày trước khi tổ chức “Lễ rửa làng”, người dân cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị lễ vật: thẻ hương, chén nước, giấy trúc, con gà trống

  1. Sau lễ cúng rửa làng, bao nhiêu ngày sau thì người lạ được bước vào làng?

9 ngày

  1. Nêu ý nghĩa của “Lễ rửa làng” của người Lô Lô?

– Dân làng cảm thấy tin tưởng vào tương lai phía trước

– Mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng

– Đây là tín ngưỡng dân gian,nét đẹp truyền thống làm giàu bản sắc dân tộc Việt Nam

 

Hoạt động 4: Vận dụng

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

GV nêu nhiệm vụ:  Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua văn bản  “Lễ rửa làng của người Lô Lô”

HSKTTT: Viết 3 câu nêu cảm nhận của em về lễ hội.

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV.Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………