TIẾT 123: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

TIẾT 123: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. Mục tiêu
  2. Kiến thức

– HS hiểu được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng

– HS nắm được cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt thông dụng đó.

HSKTTT: hiểu được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

  1. Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó.

– Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

  1. Phẩm chất

– Thái độ học tập nghiêm túc.

  1. Thiết bị dạy học và học liệu
  2. Chuẩn bị của GV

– KHBD

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

– GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Từ “Nam quốc sơn hà” là từ thuần Việt hay từ mượn?

+ Nếu là từ mượn, thì mượn của nước nào?

+ Em hiểu từ Hán Việt là từ như thế nào?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời

– GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ Hán Việt nghe có vẻ khá lạ lẫm với các em, chắc chắn các em sẽ cảm thấy nó khá là khó vì bản thân các em không biết chữ Hán đúng không nào? Tuy nhiên, trong cuộc sống, các em cũng vô tình bắt gặp và sử dụng rất nhiều từ Hán Việt đấy. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng đến với bài thực hành tiếng Việt để đi tìm hiểu về Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt nhé!

                                  Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

  1. Mục tiêu: Hiểu rõ hơn nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt qua việc phân tích ngữ liệu thực tế trước khi hoàn thành các bài tập thực hành tiếng Việt

HSKTTT: Hiểu rõ hơn nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN                               SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn

+ Em hiểu “Thuyết minh” có ý nghĩa là gì?

+ Cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Hình thành kiến thức

1. Cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

Xét ví dụ: Thuyết minh

– Thuyết: thuyết phục, thuyết giảng, lí thuyết, diễn thuyết…

– Minh: minh bạch, minh mẫn, tường minh, thanh minh…

Thuyết: có liên quan đến hành động nói

Minh: có liên quan tới sự rõ ràng, sáng sủa

à Thuyết minh: nói rõ ràng ra (về một vấn đề nào đó)

 

2. Kết luận

– Tách từng từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét

– Tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

– Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu

 

 

Hoạt động 3: Luyện tập

  1. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập

HSKTTT: Làm bài tập 1

  1. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN                       SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1

– GV phát phiếu học tập, hs hoàn thành bài tập 2

 

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Bài tập 1

Theo em hiểu tín: uy tín, chữ tín, lòng tin…; ngưỡng: ngưỡng vọng, ngưỡng mộ, kính ngưỡng… Hai yếu tố này hợp thành tín ngưỡng mang nghĩa chỉ niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân, cộng đồng.

– Theo em, khi chưa có từ điển trong tay ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách:

+ Tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét. Ví dụ: tín ngưỡng tách thành tín và ngưỡng.

+ Tiếp đó, dựa vào từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách trên vào các nhóm khác nhau. Ví dụ tín có: tín tâm, uy tín, tín nghĩa, chữ tín; ngưỡng có: kính ngưỡng, ngưỡng mộ…

+ Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

 

Bài tập 2

Từ cần xác định nghĩa Những từ khác có yếu tố Hán Việt tương tự Nghĩa của từng yếu tố Nghĩa chung của từ

 

Bản sắc Bản bản chất, bản lĩnh bản: cội, gốc bản sắc: tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính
Sắc sắc thái, sắc độ, sắc: vẻ
Ưu tư Ưu ưu điểm, ưu tú ưu: tốt, giỏi, cái ở phía trên

 

ưu tư: lo nghĩ

 

Tư duy, tâm tư tư: suy nghĩ, ý niệm
Truyền thông Truyền truyền đạt, truyền hình truyền: di chuyển, lan rộng Truyền thông: hoạt động trao đổi thông điệp trong một nhóm người hoặc một cộng đồng để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau hoặc hiểu biết về một sự kiện, sự việc
thông Thông tin, lưu thông thông: bảo cho biết, không bị tắc nghẽn

 

Hoạt động 4: Vận dụng

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

– GV yêu cầu học sinh: Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Lễ rửa làng của người Lô Lô”, trong đó có sử dụng từ Hán Việt

HSKTTT: Viết 3-4 câu

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..