TIẾT 109-110: NÓI VỚI CON (Y PHƯƠNG)

Lượt xem:

Đọc bài viết

                         TIẾT 109-110: NÓI VỚI CON

Y Phương

  1. Mục tiêu
  2. Kiến thức

– Nhận biết được tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình.

– Hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi

HSKTTT: Nhận biết được tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

  1. Năng lực riêng:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nói với con.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nói với con.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

–  Ý thức, trách nhiệm:      HS có trách nghiệm với bản thân và với cộng đồng.

  1. Thiết bị dạy học và học liệu
  2. Chuẩn bị của GV

– KHBD

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

– Các phương tiện kỹ thuật

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

GV cho học sinh nghe bài hát Ba kể con nghe đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài:

+ Cảm xúc của em thế nào sau khi nghe bài hát?

+ Em có hình dung, nhớ lại điều gì không?

– GV dẫn dắt vào bài mới: Tình cảm giữa người và người luôn là điều thiêng liêng và cao đẹp nhất trong cuộc sống. Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy được truyền thống tổ tiên, quê hương là một thứ tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. Văn bản chúng ta sẽ học ngày hôm nay mang tên Nói với con của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong mạch cảm hứng phổ biến ấy. Nhưng nhà thơ đã có cách nói rất riêng của mình tạo nên sựu độc đáo và nét cuốn hút riêng. Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài học nhé.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

  1. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

HSKTTT: Biết tên tác giả, tác phẩm

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN                        SẢN PHẨM
Thao tác 1: đọc- chú thích

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp và các bạn ngồi dưới đánh giá phần đọc của bạn theo gợi ý sau:

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS theo dõi sgk

– GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

– GV nhận xét, đánh giá

Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS tìm hiểu các yếu tố:

+ Tác giả Y Phương (năm sinh, quê quán, thể loại sáng tác, một số tác phẩm tiêu biểu…)

+ Tác phẩm, đoạn trích  (thể loại, xuất xứ, PTBĐ, bố cục, tóm tắt…)

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

I. Đọc- Tìm hiểu chung

1. Đọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

– Y Phương tên thật: Hứa Vĩnh Sước (1948- 2022), là nhà thơ của dân tộc, miền núi

b. Tác phẩm

Xuất xứ: Thơ Việt Nam 1945- 1985, NXB Giáo dục 1987)

Thể thơ: tự do

PTBĐ: biểu cảm

– Bố cục: 3 phần

è Mạch cảm xúc: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình yêu quê hương, đất nước. Từ đó bộc lộ mong muốn của người cha muốn gửi gắm đến đứa con của mình về tương lai của đất nước.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu:

– Phân tích được những điều cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng

– Phân tích được những đức tinh tốt đẹp của người đồng mình.

– Phân tích được lời dặn dò của người cha dành cho con

  1. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN                     SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi gợi dẫn:

+ Em hãy khái quát nội dung mà người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng? Người cha nói với con về những cội nguồn sinh dưỡng nào, vì sao?

+ Ở bốn câu thơ đầu tiên đã gợi ra khung cảnh gì, nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng trong bài?

+ Em hiểu thế nào về câu thơ

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

+ Câu thơ

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Có gì đặc biệt? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

II. Khám phá văn bản

1. Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng

a, Cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng đầu tiên “Gia đình”

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

– Đoạn thơ gợi ra 1 khung cảnh gia đình đầm ấm, hạnh phúc, tràn đầy tiếng cười, tiếng nói

è Gợi cho chúng ta liên tưởng đến những bước chân chập chững đầu tiên của một em bé trong sự vui mừng của cha mẹ.

Nghệ thuật: Hoán dụ + Điệp ngữ + Điệp cấu trúc + Nhịp thơ 2/3 + Kết cấu sóng đôi nhịp nhàng + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

è Hình ảnh mộc mạc, cách diễn dạt chất phác

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

è Là nhớ về kỷ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình. Nó là minh chứng cho tình yêu và con chính là kết tinh của tình yêu ấy. ( Là ngày cưới của cha mẹ/ Ngày con chào đời)

è Y Phương đã nói với con, gia đình chính là cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con. Vì thế, trên hành trình vạn dặm của cuộc đời, con không được phép quên.

b. Cội nguồn nuôi dưỡng “Quê hương”

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

– Người đồng mình

+ Đoàn kết, gắn bó

+ Cần cù, chăm chỉ

+ Khéo léo, tài hoa

+ Lạc quan, yêu đời

è BPNT liệt kê, động từ “cài, ken” , cách xưng hô “người đồng mình”à Cuộc sống lao động tươi vui, ấm áp + Bản sắc văn hóa độc đáo

Thủ pháp nhân hóa: “Rừng cho hoa”

à Tả thực vẻ đẹp của những rừng hoa mà thiên nhiên, quê hương ban tặng; gợi sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên, quê hương.

Con đường cho những tấm lòng

à Tấm lòng bao dung, ân tình ân nghĩa của quê hương

è Quê hương nuôi dưỡng con về tâm hồn và lẽ sống

è Nếu như gia đình là cội nguồn sinh thành và dưỡng dục con, thì quê hương bằng văn hóa, lao động đã nuôi dưỡng và che chở cho con thêm khôn lớn, trưởng thành.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hình thức: Gv chia lớp thành 2 nhóm và hoàn thành Phiếu học tập

Thời gian: 10 phút

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HS chia nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức.

 

 

 

 

 

2. Những đức tính tốt đẹp của người đồng mình

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

* Nội dung

– Cách gọi thân mật, yêu thương, cũng là cảm xúc chủ đạo của bài thơ

– Tâm hồn phóng khoáng, rộng mở

– Ý chí lớn lao

* Nghệ thuật

– Điệp cấu trúc “Người đồng mình..”

– Tính từ

– Cách diễn đạt độc đáo, lấy không gian để đo tâm hồn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

* Nội dung

– Mong muốn của người cha:

+ Tấm lòng thủy chung, gắn bó

+ Dù cuộc sống khó khăn, vẫn phải vươn lên, vượt qua bằng nghị lực, niềm tin

* Nghệ thuật

– Điệp ngữ, so sánh, từ phủ định

– Thành “lên thác xuống ghềnh”

– Giọng thơ rắn  rỏi, ngôn ngữ giàu hình ảnh

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

* Nội dung: Người đồng mình giản dị, mộc mạc, chất phát nhưng không nhỏ bé về ý chí, tinh thần

* Nghệ thuật

– Điệp ngữ

– Hình ảnh tương phản:

Thô sơ da thịt > < chẳng nhỏ bé

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục

* Nội dung

– Lòng tự hào về quê hương

– Tự lực, tự cường xây dựng quê hương với phong tục và truyền thống tốt đẹp

* Nghệ thuật

– Điệp ngữ

– Hình ảnh thơ nhiều sức gợi

è Vẻ đẹp của người đồng mình

Tâm hồn phóng khoáng, rộng mở, yêu quê hương

+ Ý chí kiên cường, mạnh mẽ

+ Lối sống mộc mạc, ân nghĩa, thủy chung

+ Sức sống bền bỉ

+ Tự lực, tự cường xây dựng quê hương

è Truyền cho con niềm tự hào về truyền thống và sức sống bền bỉ của quê hương. Mong con sống thủy chung, ân nghĩa với quê

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi: theo em, người cha muốn nói với con những điều gì? Điều đó có những ý nghĩa gì?

+ Trong 4 câu thơ cuối, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HS trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức.

3. Lời dặn dò của cha

– Giọng điệu thiết tha, trìu mến, chất chứa tin yêu

– Kết cấu đối lập tương phản:

+ thô sơ da thịt      ><     Không bao giờ nhỏ bé được

+ Điều kiện hoàn cảnh >< Lẽ sống cao đẹp

– Nội dung lời dặn dò: Hãy sống tự lập, đường hoàng, bản lĩnh, tự tin

– Ý nghĩa lời dặn dò:

+ Là lời nhà thơ nói với con, gửi tới con niềm yêu thương, tin tưởng, mong muốn con trưởng thành

+ Là lời nhà thơ nói với chính mình: bộc bạch tình yêu với gia đình, quê hương, tự dặn lòng bền gan vững chí giữa lúc khó khăn

+ Là lời chuyển giao thế hệ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS trả lời câu hỏi

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Giọng điệu tha thiết, trìu mến

– Ngôn ngữ cụ thể

– Hình ảnh mới lạ, độc đáo

– Sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật

2. Nội dung

– Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc

– Gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

 

Hoạt động 3: Luyện tập

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

– GV tổ chức trò chơi:AI LÊN CAO HƠN

RABBIT TEAM

  1. Cách gọi “Người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng để chỉ:

à Những người sống cùng miền đất, quê hương

  1. Câu thơ “Người đồng mình thương lắm con ơi” (Nói với con – Y Phương) có sử dụng thành phần biệt lập nào?

à Thành phần gọi – đáp

  1. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã giúp em hiểu về điều gì ?

à Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn người miền núi.

  1. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương , gợi nhắc chúng ta điều gì ?

à Phải có tình cảm, gắn bó với truyền thống, quê hương, và ý chí vươn lên

  1. Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào?

à Ẩn dụ

TIGER TEAM

  1. Bài thơ Nói với con được làm theo thể thơ gì?

à Tự do

  1. Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là:

à Thành ngữ

  1. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đúng hay sai?

à đúng

  1. Y Phương là nhà thơ dân tộc ít người nào?

à Tày

  1. Cảm xúc của Nói với con diễn ra theo trình tự nào?

à Từ tình cảm gia đình mở rộng ra thành tình yêu quê hương

Hoạt động 4: Vận dụng

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

– GV tổ chức hoạt động: GÓC CHIA SẺ: Em hãy chia sẻ những kỉ niệm về người cha của mình!

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV.Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..