TIẾT 122: BẢN TIN HOA ANH ĐÀO
Lượt xem:
TIẾT 122: BẢN TIN VỀ HOA ANH ĐÀO
– Nguyễn Vĩnh Nguyên-
- Mục tiêu
- Kiến thức
– HS thấy được cách đặt vấn đề độc đáo của tác giả bài tản văn về việc xây dựng nếp sống hài hòa và thiên nhiên cho con người thời hiện đại.
– HS củng cố được khái niệm tản văn đã học ở học kì I và thấy được những mối quan tâm chung được thể hiện trong ba VB đọc của bài học
- Năng lực
- Năng lực chung:
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực riêng:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bản tin về hoa anh đào.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bả tin về hoa anh đào.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
HSKTTT: Nắm được thông tin liên quan đến văn bản Bản tin về hoa anh đào.
- Phẩm chất:
– Yêu thiên nhiên: trân trọng cách sống hài hòa với tự nhiên.
- Thiết bị dạy học và học liệu
- Chuẩn bị của GV
– Kế hoạch bài dạy
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
– Các phương tiện kỹ thuật
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
GV khởi động bằng hình thức đặt câu đố và chiếu những hình ảnh thiên nhiên Đà Lạt.
Đường lên bát ngát thông reo.
Ở đâu thung lũng, tình yêu sương mờ.
à ĐÀ LẠT
– GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta vừa ngắm nhìn Đà Lạt mộng mơ với vô vàn những không gian xinh đẹp. Trong đó có một địa điểm rất đáng để khám phá, làm nên nét thơ mộng của Đà Lạt, chính là những hình ảnh bông hoa anh đào đua mình khoe sắc thắm. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về hình ảnh hoa anh đào qua tản văn của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên “Bản tin về hoa anh đào”
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.
HSKTTT: Biết đọc và biết tên tác giả của văn bản
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM |
Thao tác 1: đọc- chú thích
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp – Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS theo dõi sgk – GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động – GV nhận xét, đánh giá
Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu học sinh tìm hiểu những thông tin chính về tác giả, tác phẩm Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS trả lời câu hỏi – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức |
I. Đọc- Tìm hiểu chung
1. Đọc 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả – Nguyễn Vĩnh Nguyên (1979), quê ở Ninh Thuận b. Tác phẩm – Xuất xứ: Trích ra từ cuốn sách Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách. Đưa ra những cảm nhận, hoài niệm của tác giả về xứ sở sương mù Đà Lạt, những kiếp người lặng lẽ sống, nhưng vẫn có khát vọng mãnh liệt – Thể loại: Tản văn – PTBĐ: kết hợp tự sự, miêu tả, bình luận – Bố cục: + Phần 1: Câu mở đầu và 2 đoạn tiếp đó à Giới thiệu về người bạn kí giả với những bản tin về hoa anh đào + Phần 2: Ba đoạn kế tiếp à Cảm nhận và hình dung về tình thế khó xử của người viết tin. + Phần 3: còn lại à Suy ngẫm từ những bản tin về hoa |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu:
– Phân tích được nội dung Giới thiệu về người bạn kí giả với những bản tin về hoa anh đào
– Phân tích được nội dung Cảm nhận và hình dung về tình thế khó xử của người viết tin.
– Phân tích được nội dung Suy ngẫm từ những bản tin về hoa
HSKTTT: Nắm được nội dung Giới thiệu về người bạn kí giả với những bản tin về hoa anh đào
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức kỹ thuật “cặp đôi chia sẻ” và hoàn thành phiếu học tập
– Gv phát phiếu học tập cho học sinh – Hình thức: làm việc theo cặp đôi – Thời gian: 7 phút Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS báo cáo sản phẩm nhóm – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức |
II. Khám phá văn bản
1. Giới thiệu về người bạn kí giả với những bản tin về hoa anh đào a. Giới thiệu về anh bạn kí giả – Nghề nghiệp: kí giả ở Đà Lạt – Tính cách: + Trách nhiệm và sự dấn thân à đóng góp nhiều điều cho những việc lớn của thành phố + Có những phóng sự điều tra gay cấn, những kí sự đường xa đầy phiêu lưu. + Những tiếng nói phản biện xã hội từ hiện trường đời sống. + Bản tin về hoa anh đào xuất hiện đều đặn khi Đà Lạt giao mùa à Xuất hiện gián tiếp qua lời giới thiệu của anh bạn thân b. Những bản tin về hoa anh đào – Thời gian: xuất hiện trên tờ báo T, mỗi năm một lần, vào tháng Chạp. – Nội dung bản tin thay đổi theo từng năm: + Viết như bài thơ với niềm hứng khởi, hân hoan báo tin rằng hoa sẽ nở rộ vào tháng tới, trên những con dốc, ngọn đồi. + Có năm bản tin dự báo hoa sẽ đến muộn và chóng tàn vì thời tiết bất lợi. + Có năm chỉ nói về một vài gốc đào cổ thụ vừa bị người ta đốn hạ. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Những khó khăn đầu tiên của người bạn tác giả khi mới viết một bản tin lạ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. |
2. Cảm nhận và hình dung về tình thế khó xử của người viết tin.
– Những khó khăn đầu tiên của người bạn tác giả khi mới viết một bản tin lạ + Người viết tin không biết nên bắt đầu từ đâu + Anh vẫn đưa ra quyết định: phải làm cho hoa anh đào bình đẳng với các bản tin khác trên đời.
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV đặt câu hỏi: Trình bày cảm nhận của em về suy nghĩ của tác giả về bản tin về hoa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức.
|
3. Suy ngẫm từ những bản tin về hoa
– Suy nghĩ của tác giả về bản tin + Việc bản tin mỗi năm xuất hiện một lần theo tác giả vô cùng ý nghĩa + Ý nghĩa tư duy trong nghề làm báo + Bản tin mang đến sức lan tỏa lớn đến mọi người + Tác giả muốn trong tương lai có nhiều bản tin về hoa tiếp theo + Mong muốn những bản tin rối rắm của xã hội bằng các bản tin về các loài hoa – Tâm hồn của con người sẽ được thanh lọc, thoải mái hơn |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – HS trả lời câu hỏi – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức |
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật – Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế, tình cảm, giàu hình ảnh. – Câu văn giàu cảm xúc, lột tả được hết diễn biến tâm lí của tác giả. – Dẫn chứng, liên hệ phong phú cuốn hút người đọc 2. Nội dung – Tác phẩm đã cho người đọc thấy được tình yêu lớn lao của tác giả đối với hoa đào Đà Lạt. – Qua bài viết, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp, hồn cốt của hoa đào mà nâng niu, trân trọng sắc đẹp của tự nhiên hơn.
|
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
HSKTTT: Nêu nội dung của văn bản
GV nêu nhiệm vụ: trình bày thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản?
Gợi ý:
– Qua hình ảnh hoa anh đào
+ Biết nâng niu vẻ đẹp từ thiên nhiên
+ Biết điều chỉnh thái độ sống, cách sống để tìm được niềm hạnh phúc trong sự giao hòa với tạo vật.
– Qua nghề nghiệp báo chí: cần có những thay đổi tích cực trong cách chọn và đưa thông tin tới độc giả.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
Viết đoạn văn (7-10) câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản «Bản tin về hoa anh đào»
HSKTTT: Viết 3-4 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản «Bản tin về hoa anh đào»
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………