tiết 25,26,27: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Lượt xem:
Tiết PPCT: 25,26,27
VĂN BẢN 1:
VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ
(Nguyễn Ngọc Thuần)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Đặc điểm truyện
HSKTTT: Nắm được nội dung của văn bản
- Năng lực
- Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực đặc thù:
– Nhận biết được tính cách nhân vật, nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.
– Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.
- Phẩm chất:
– Biết bồi đắp, trân trọng tình yêu thương
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- b) Nội dung: GV tổ chức trò “Tam sao thất bản”, để học sinh tìm ra những chuyện cổ có trong bài thơ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN47 | SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv chuyển giao nhiệm vụ: + Gv tổ chức trò chơi “Tam sao thất bản”, Gv chuẩn bị một giỏ trái cây đồ chơi bằng nhựa của trẻ em. Sau đó bỏ vào một thùng kín, chỉ chừa một ô nhỏ trên mặt để cho tay vào. Về phía học sinh, chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử một bạn lên mô tả loại trái cây có trong thùng để cho các bạn trong đội đoán. Lưu ý khi gợi ý không được sử dụng từ đồng nghĩa, ngoại ngữ + Sau khi tham gia trò chơi, em có cảm nhận như thế nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày câu trả lời – Gv tổ chức trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, đẫn dắt vô bài mới: Các con ạ, giữa việc chúng ta quan sát để nhận diện một thứ gì đó và việc chúng ta cảm nhận bằng cảm giác thì việc cảm nhận bằng cảm giác khó khăn hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, cậu bé trong truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa” đã có sự cảm nhận, phán đoán rất tinh tế về cuộc sống xung quanh, về thiên nhiên cây cỏ. Vậy xuất phát từ đâu mà cậu bé lại có sự cảm nhận tinh tế đến vậy? Chúng ta hãy tìm hiểu bài học để tự đưa ra cho mình câu trả lời nhé. |
– Hs tham gia trò chơi, đoán được tên các loại trái cây.
– Chia sẻ cảm nhận: tưởng đơn giản mà ko đơn giản, có những trái cây rất quen thuộc nhưng không biết mô tả như thế nào để bạn đoán được…. 820 |
- B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Biết cách đọc, giới thiệu về văn bản
- Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn học sinh đọc
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ + Hướng dẫn cách đọc thầm, đọc to, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ, phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật + GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. + GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi suy luận + Gv kiểm tra kĩ năng đọc VB của học sinh bằng câu hỏi: Đọc xong văn bản, em thấy ấn tượng với vấn đề nào nhất? + Báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm – Lồng ghép tri thức ngữ văn: + Em hãy cho biết tên chủ đề, chủ đề gợi ra điều gì?Thể loại chính và các văn bản trong chủ đề + GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK và cho biết thay đổi kiểu người kể chuyện là gì? HSKTTT: Nắm được tên tác giả Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần
b. Tác phẩm: “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” – Thể loại: truyện – Phương thức biểu đạt: tự sự.
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu:
– Nhận biết được tính cách nhân vật, nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.
– Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.
– Biết bồi đắp, trân trọng tình yêu thương
- Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM |
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật tôi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số 1, Hs thảo luận nhóm 4-6 em để tìm hiểu về nhân vật “tôi” HSKTTT: Lắng nghe các bạn, biết được một số đặc điểm nhân vật”Tôi” – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở (thế nào là thần thoại suy nguyên) – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV tổ chức để hs báo cáo sản phẩm – HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
II. Khám phá văn bản
1. Nhân vật “tôi” * Cử chỉ, hành động – nhắm mắt lại, chạm từng bông hoa và đoán tên các loài hoa. – nhắm mắt ngửi hương các loài hoa và đoán tên loài hoa. – Thuộc khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm vào vật gì – Nghe và phán đoán chính xác được hướng của tiếng hét, cứu được Tý. * Cảm xúc, suy nghĩ – Cảm xúc, suy nghĩ về khu vườn + Coi khu vườn là món quà bất tận, bông hoa là món quà nhỏ, vườn hoa là món quà lớn + Hiểu được khu vườn muốn nói gì. + Hiểu bây giờ là mùa gì, bông hoa nào đang nở, tên gì. + Biết chính xác khoảng cách bước chân trong khu vườn. + Khi nhắm mắt vẫn nhìn thấy những bông hoa đang nở, thấy nguyên khu vườn, đêm nằm đắp chăn nhưng vẫn có thể đi dạo…những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn. => Những “bí mật” ấy mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật tôi – Cảm xúc, suy nghĩ về bố, bạn Tí + Bố không bao giờ trách mắng khi “tôi” đoán sai + Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm. + Bố tôi bơi giỏi lắm + Bố là “món quà” bự nhất của “tôi” + Luôn tin tưởng ở bố + Coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con + Tôi thấy tên bạn đẹp hơn mọi tên, âm thanh du dương như một bài hát + Thích gọi tên bạn để được nghe âm thanh vang lên từ cái tên + Tí trèo cây giỏi lắm, nó hay đem cho bố những trái ổi ngon nhất. => Tính cách của nhân vật tôi: là người con ngoan ngoãn, kiên trì học tập và cũng là người nhạy cảm, tinh tế, gắn bó thân thiết và giàu tình yêu thương yêu người thân, bạn bè; có tình yêu thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên. |
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật người bố
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: + Gv phát PHT số 2, Hs thảo luận nhóm 4-6 em để tìm hiểu về nhân vật người bố + Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì? HSKTTT: Biết được một số đặc điểm của người bố
– HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm – HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
2. Nhân vật người bố
* Ứng xử với con – Tìm mọi cách khiến đứa con của mình thân thuộc với khu vườn + Bảo con nhắm mắt và chạm tay vào những bông hoa và đoán xem đó là loài hoa gì. + Chỉ cho con ngửi hương thơm và đoán các loài hoa. + Đố con tìm viên kẹo, đoán khoảng cách…. + Khi con đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần sẽ nói đúng – Dạy con nhiều điều bổ ích trong cuộc sống + Mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu, người càng thân với mình thì âm thanh càng tuyệt diệu + Dạy cho con ý nghĩa của món quà: món quà bao giờ cũng đẹp, khi cho hay nhận ta cũng đẹp lây, một nụ hôn, giấc ngủ cũng là những món quà tuyệt vời * Ứng xử với người xung quanh + Vội vàng quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra khi nghe tiếng kêu cứu + Yêu thương Tí, trân trọng đón nhận món quà đơn sơ của Tí,… * Ứng xử với thiên nhiên + Thích trồng hoa + Luôn chăm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống của thiên nhiên,… => Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố: có trái tim nhân hậu, tâm hồn phong phú; kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ; yêu thiên nhiên, yêu thương con và có phương pháp giáo dục hiện đại (dạy con thông qua thực hành) đồng thời luôn theo dõi, động viên, khích lệ để đứa con tiến bộ hơn. * Nhận xét lời kể về nhân vật người bố – Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”. – Việc lựa chọn người kể chuyện trong đoạn trích vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bố vừa thể hiện được tình cảmcủa nhân vật “tôi” |
NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết tiêu biểu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nào trước đó? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm – HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
3. Chi tiết tiêu biểu
– Nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ bờ sông vì em đã tập “nhắm mắt” để lắng nghe và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhờ tập luyện, em có thể nghe âm thanh mà đoán được nó vang lên từ đâu, ở khoảng cách như thế nào – Chi tiết này có mối liên hệ mật thiết với chi tiết trước đó: là kết quả của chi tiết trước đó. Nhờ có sự luyện tập, chỉ bảo hàng ngày của bố mà người con có thể nghe và định hướng được chính xác tiếng kêu cứu của Tí.
|
NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôi kể
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc kể theo ngôi kể này có tác dụng gì? HSKTTT: Biết được Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm – HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
4. Ngôi kể
– Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” – Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng làm nhiệm vụ dẫn dắt kể lại toàn bộ câu chuyện, và người kể xưng tôi khiến cho câu chuyện đáng tin cậy, chân thật hơn và nhân vật dễ dàng bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình hơn.
|
NV5: Hướng dẫn học sinh kết nối, mở rộng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ + Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà”không? Vì sao? HSKTTT: Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà”không? + Em rút ra cho mình bài học gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, gợi mở – HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm – HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Trường hợp học sinh cho rằng không phải món quà nào cũng đẹp (tặng quà để mua chuộc, lo lót, lấy lòng…) cũng nên chấp nhận |
5. Kết nối, mở rộng
– Đồng tình với lời nhân vật người bố về món quà: + Mọi món quà, dù lớn hay nhỏ, vật chất hay tinh thần đều là những món quà đẹp vì nó thể hiện tình cảm, tấm lòng của người tặng. + Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình. – Bài học trong cách ứng xử: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình, dù thích hay không thích món quà, chúng ta cũng không nên từ chối hay khước từ người tặng bởi đó là tình cảm, tâm huyết mà họ đã dành cho chúng ta.
|
Hoạt động 3: Tổng kết
- Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
- Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuyển giao nhiệm vụ + Theo em, nội dung của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? HSKTTT:Nắm được nội dung của văn bản – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hướng dẫn – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
III. Tổng kết
1. Nội dung Qua cách cảm nhận tuyệt vời của nhân vật tôi qua xúc giác, qua mùi hương của các loài hoa, ta thấy được sự trân trọng, yêu quý dành cho thiên nhiên, cuộc sống. Hơn nữa, từ tình cảm bố con thắm thiết đã nuôi dương tâm hồn đứa trẻ trong cách cảm nhận, giúp đứa trẻ nhận ra thiên nhiên là món quà quý giá to lớn mà cuộc sống ban tặng. 2. Nghệ thuật – Sử dụng ngôi kể thứ nhất hấp dẫn, đưa người đọc tham gia trực tiếp vào câu chuyện. – Ngôn ngữ đối thoại sinh động, lôi cuốn người nghe.
|
||||
Cách tổng kết 2
PHT số …
.. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
HSKTTT: Trả lời câu 10,11,15
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” 1. Ngôi kể là gì ? A. Là tên các nhân vật trong tác phẩm văn học. B. Là các từ chỉ người nói trong tác phẩm văn học. C. Là các đại từ xưng hô trong tác phẩm văn học. D. Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. 2. Trong một truyện kể có thể sử dụng những ngôi kể nào? A. Có thể theo ngôi thứ nhất. B. Có thể theo ngôi thứ hai. C. Có thể theo ngôi thứ ba. D. Có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. 3. Khi người kể chuyện giấu mình, đứng ngoài câu chuyện, các nhân vật trong truyện được gọi đúng tên gọi của nó là cách kể chuyện theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp nhiều ngôi kể khác nhau. 4. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất có ưu điểm gì? A. Mang tính chủ quan, cách kể này sẽ làm cho câu chuyện trở nên chân thực, xúc động hơn. B. Mang tính khách quan, cách kể này sẽ làm cho câu chuyện tự nhiên, linh hoạt, 5. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất có hạn chế gì? A. Thiếu tính khách quan. B. Thiếu tính chủ quan. C. Thiếu sự sáng tạo. D. Không có tính thuyết phục cao. 6. Kể chuyện theo ngôi thứ ba có hạn chế gì? A. Thiếu tính khách quan. B. Thiếu tính chủ quan. C. Thiếu sự sáng tạo. D. Không có tính thuyết phục cao. 7. Trong một số tác phẩm văn học có thể sử dụng mấy người kể chuyện? A. Một người kể chuyện. B. Hai người kể chuyện. C. Ba người kể chuyện. D. Phụ thuộc vào mục đích và ý đồ nghệ thuật của tác giả. 8. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là phương thức nào? A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Tự sự. 9. Đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba số ít. D. Ngôi thứ ba số nhiều. 10. Đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ có thể được chia thành mấy phần? A. Hai phần. B. Ba phần. C. Bốn phần. D. Năm phần. 11. Ai là người kể chuyện trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ? A. Người bố. B. Người mẹ. C. Người con. D. Tác giả. 12. Đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai? A. Hai bố con và hai chú cháu. B. Bố mẹ và người con. C. Hai bố con và bạn Tí. D. Nhân vật tôi và bạn Tí. 13. Trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, câu đố Ngửi hoa và đoán tên loại hoa liên quan đến giác quan nào? A. Vị giác. B. Thính giác. C. Thị giác. D. Khứu giác. 14. Nhân vật tôi trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ được bố dạy cho cách nhận ra các bông hoa trong vườn bằng cách nào? A. Bằng cảm giác của đôi bàn tay và bằng cách ngửi mùi hương của hoa. B. Bằng cảm giác của đôi tay và cách đọc các loại sách về các loài hoa. C. Bằng cách ngửi mùi hương của các loài hoa. D. Bằng cách ghi chép lại các cảm giác khi ngửi mùi hương của các loài hoa. 15. Nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là người như thế nào? A. Là một người nghiệm khắc, khó tính. B. Là một người rất yêu thương, luôn quan tâm, gần gữi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc, có trái tim nhân hậu. C. Là một người vui tính, có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu gia đình. D. Là một người có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng, yêu thích trồng và chăm sóc vườn hoa, có trái tim nhân hậu. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
Gợi ý:
|
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuyển giao nhiệm vụ Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) về một “món quà” em đặc biệt yêu thích. HSKTTT: Viết 1-2 câu về một món quà đặc biệt em yêu thích – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm – Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. 817 |
Gợi ý:
Nhà tôi ở vùng nông thôn nghèo khó, cả năm bố mẹ phải vất vả cấy cày ngoài đồng ruộng mới đủ nuôi hai anh em ăn học. Vì thế quà cáp với anh em tôi là một thứ xa xỉ. Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó, cũng giống như mọi năm, khi lĩnh giấy khen HSG về tôi treo gọn gàng vào cánh tủ quần áo và ngồi ngắm nhìn hồi lâu. Sáng hôm sau là ngày nghỉ, bố không đi làm đồng mà lại đi ra phố, lúc về bố đưa cho tôi một chiếc túi bóng màu trắng đục, bên trong lấp lánh sắc màu. Bố nói “phần thưởng cho gái diệu của bố”. Tôi òa lên sung sướng vì quà là thứ mà anh em tôi không bao giờ nghĩ đến. Cầm gói quà trên tay, tôi mở ra nhẹ nhàng, đó là một dây buộc tóc với vài chục quả ớt bằng nhựa lóng lánh sắc màu. Vậy là món quà đó theo tôi suốt đến nay, tuy là đã dão chun không còn sử dụng được nữa, những quả ớt cũng đã bạc màu nhưng với tôi nó là vô giá. Mỗi khi buồn tôi vẫn đem ra ngắm nghía chúng, ở đâu còn có bán những chiếc dây buộc tóc như vậy?
|